Created: by CÔNG TY CỔ PHẦN SLIMMER STYLE

Lụa là một trong bốn loại vải có nguồn gốc tự nhiên đắt đỏ nhất thế giới, mà phàm là thứ gì cao cấp đắt đỏ thì cũng sẽ có hàng giả, hàng nhái. Trong một thế giới thật giả lẫn lộn, làm thế nào để phân biệt được vải LỤA THẬT và với vải GIẢ LỤA?

Nhãn đính trên một chiếc áo làm từ lụa jacquard 100% silk

« Gọi là Lụa mà không phải là Lụa »

Công chúng vẫn truyền tai nhau cụm từ này sau scandal « lụa giả » gần đây của một thương hiệu có tiếng tăm. Tuy nhiên rất nhiều bài báo khai thác scandal này thường xuất phát hoặc bao hàm ý tưởng ngây ngốc và sai bét về lụa như sau : « Lụa Tàu là Lụa giả». Chúng tôi xin đính chính lại cho đúng: Trung Quốc là cái nôi của ngành Lụa và cho tới ngày nay vẫn là quốc gia sản xuất tơ lụa lớn nhất thế giới. Ngành tơ lụa ở Trung Quốc có khả năng sản xuất ra những loại vải lụa chất lượng cao nhất, và họ đã và đang cung cấp vải lụa cho những nhãn hiệu thời trang xa xỉ nổi tiếng nhất thế giới.

Do đó chúng ta cần thống nhất với nhau ở một điểm: Bất chấp lụa được sản xuất tại đâu (Trung Quốc hay Việt Nam), định nghĩa « LỤA THẬT » là vải làm từ sợi tơ tằm (silk) và « LỤA GIẢ » là vải làm từ loại sợi khác không phải sợi silk nhưng vẫn được người bán gọi là Lụa nhằm mục đích hấp dẫn thương mại (hay lừa dối người tiêu dùng, tùy vào quan điểm đánh giá)

Với xuất phát nhận thức như trên, chúng ta sẽ đi vào cách phân biệt một sản phẩm LỤA THẬT với một sản phẩm LỤA GIẢ. Theo Wiki How, có 6 cách để phân biệt như sau:

1 Thử nghiệm SỜ

Theo Wiki How, đây là một cách rất nhanh ta có thể áp dụng ngay khi mua (chẳng hạn) một chiếc khăn lụa. Hãy dùng tay vò khăn, nếu thấy ấm, thì đó là lụa thật.

Ở DK SANSAN & GISY chúng tôi không ủng hộ cách làm này, vì thực tế cứ ma sát sẽ tạo ra nhiệt, ngay cả khi bạn vò một chiếc khăn polyester, bạn vẫn thấy âm ấm.

Ngoài ra theo Wiki How, lụa thật khi vò nghe sột soạt như khi ta bước trên mặt tuyết mới rơi. Ý kiến của DK SANSAN & GISY: Cách này thật quá khó, đặc biệt với những người sinh ra ở xứ nhiệt đới, cả đời không có cơ hội nhìn thấy tuyết!

Kết luận: Phương pháp quá mơ hồ, khả năng thất bại cao.

2 Thử nghiệm với NHẪN

Lấy nhẫn cưới của bạn ra, nếu món đồ lụa bạn định mua không quá nặng (chẳng hạn nếu bạn định mua một chiếc áo jacket bằng lụa thì thôi quên cách này đi!), nhưng với một chiếc khăn lụa, cách này cũng khá hay.

Nhẫn cưới của công nương Meghan Markle còn có thể được dùng vào mục đích khác!

DK SANSAN & GISY đã thử nghiệm: một chiếc khăn lụa khổ 90x90cm độ dày 16 mommes thực sự có thể trượt qua một chiếc nhẫn cưới đường kính 16mm. Những khăn giả lụa (thường thấy nhất là polyester) thì sẽ kẹt lại và bạn có dùng hết sức để kéo thì cũng không trượt qua nhẫn được.

Đây là những chiếc khăn lụa vuông 90cm đã vượt qua bài test này (click vào hình ảnh để xem thêm chi tiết)

Tuy nhiên, cách này có thể làm bạn nhầm lẫn với những chiếc khăn nhỏ hơn, ví dụ khổ 50cm, một chiếc khăn LỤA GIẢ với trọng lượng nhẹ vẫn có thể trượt qua chiếc nhẫn.

Kết luận: Thử nghiệm vui nhưng không đáng tin.

3 Cân nhắc GIÁ CẢ

Tất nhiên, LỤA THẬT chắc chắn đắt hơn LỤA GIẢ ít nhất 10 lần, những loại lụa chất lượng cao và được in với chất lượng hoàn hảo thậm chí có thể đắt hơn tới 25-30 lần. Nếu một sản phẩm được người bán gọi là Lụa nhưng lại được bán với giá rẻ, thì bạn có thể đoán chắc, bạn đang mua một món giả lụa. Để hiểu rõ về giá cả của lụa tơ tằm, hãy đọc bài viết với lượng truy cập khủng này đăng trên LỤA Blog: Giá Lụa tơ tằm đích thực là bao nhiêu?

Một cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nội- bạn khó có thể dựa vào giá để xác định tơ tằm thật giả- nhưng bạn có thể tìm hiểu về giá cả thực sự của lụa tơ tằm

Nhưng nếu người bán cố tình bán LỤA GIẢ cho bạn với giá của LỤA THẬT thì sao? Đúng vậy, đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến:

Kết luận của DK SANSAN & GISY:

Giá bán chỉ là một yếu tố tham khảo, không phải là yếu tố quyết định.

4 Thử nghiệm ÁNH SÁNG

Lụa tơ tằm (Silk) nổi tiếng vì độ bóng láng của nó. Nếu bạn đưa một miếng LỤA THẬT ra sáng, ở những góc khác nhau, màu của miếng vải sẽ biến đổi (óng ánh nhiều sắc độ), trong khi LỤA GIẢ luôn luôn cho một bóng trắng bất kể góc độ của ánh sáng là gì.

Nguồn: clubfactory.com- Một chiếc khăn mô phỏng lụa satin chất liệu 100% polyester 

Kết luận của DK SANSAN & GISY:

Trừ phi bạn đã quen với việc tiếp xúc với LỤA THẬT, bạn không thể phân biệt được màu đổi và bóng trắng. Cách này khó có thể áp dụng với người chưa có hoặc ít kinh nghiệm.

5 Thử nghiệm ĐỐT

Nếu mua vải lụa, bạn xin phép người bán cắt một mảnh vải rất nhỏ (chỉ 1x3cm là đủ) và đốt thử. Tro của LỤA THẬT sẽ tơi ngay và có mùi của tóc cháy  (do silk là loại sợi hữu cơ có nguồn gốc động vật). Còn tro của LỤA GIẢ (thường gặp nhất là polyester) thì vón cục cứng và có mùi của nhựa cháy. Nếu là sợi cotton hoặc viscose dệt giả lụa thì khi đốt bạn sẽ ngửi thấy mùi giấy cháy (vì đây là các loại sợi có nguồn gốc thực vật).

Trái: Lụa thật tro tơi - Phải: Lụa giả tro vón cục.

Đốt sợi được các chuyên gia công nhận là cách hữu hiệu, kinh tế và đáng tin cậy nhất để kiểm tra Lụa thật hay giả.

Nhưng nếu bạn không mua vải mà mua một sản phẩm đã hoàn chỉnh (khăn hay áo) thì việc đốt là không thể. Vậy làm thế nào bây giờ?

Câu trả lời là bạn cần yêu cầu người bán chứng minh, có thể họ có sẵn một miếng vải lụa tương tự ở trong kho? 

Với mỗi sản phẩm 100% silk ở DK SANSAN & GISY, chúng tôi thường đính kèm một miếng vải nhỏ cùng với tag của sản phẩm, bạn luôn có thể đốt để kiểm tra ngay tại cửa hàng hoặc tại nhà bất cứ lúc nào bạn muốn. Ở Việt Nam chúng tôi là thương hiệu duy nhất có động thái này, lý do là bởi khách hàng của chúng tôi là những người tinh tế và tỉnh táo, họ muốn mua những gì thật (genuine) và nguyên bản (authentic).

Miếng vải nhỏ đính kèm với tag trên một sản phẩm 100% silk jacquard (GISY)

6 Thử nghiệm HÓA HỌC

Nếu bạn muốn kiểm chứng một cách khoa học và có chứng nhận, hãy mang mẫu vải lụa tới một phòng thí nghiệm (ở Việt Nam chúng ta có Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để giúp bạn việc này, nếu bạn ở Hà Nội, họ có một phòng thí nghiệm ở đường Hoàng Quốc Việt). Đại khái là LỤA THẬT (silk) sẽ tan sau vài phút ngâm trong hỗn hợp này, còn LỤA GIẢ thì không:

16 gr Copper Sulphate

8 gr Glycerine

1 thìa caustic soda

150 cc nước

Kết luận của DK SANSAN & GISY:

Lần tới khi đi mua LỤA, hãy để sẵn trong túi một chiếc bật lửa!

7 Hãy ghi nhớ “Đồ thật càng cũ càng giá trị”

Một món đồ LỤA THẬT sẽ trở nên đẹp hơn khi đã cũ. LỤA GIẢ thì hoàn toàn ngược lại. Như thế, LỤA THẬT là một khoản đầu tư, cũng như Vàng, bạn giữ nó, và nó sẽ tăng giá theo thời gian. 

Một tấm vải gấm thời Tống- Trung Quốc (Song Dynasty 960-1279)

8 Truy tìm bằng chứng online

Nhiều khách hàng hỏi chúng tôi câu này: Nếu tôi mua hàng online thì làm sao biết LỤA THẬT hay GIẢ.

DK SANSAN & GISY xin trả lời như sau:

Mỗi sản phẩm may mặc đạt chuẩn được phép xuất khẩu hoặc lưu hành đều sẽ có đính một nhãn trong đó ghi rõ thành phần chất liệu cấu thành nên sản phẩm. Đây là điều bắt buộc theo luật bảo vệ người tiêu dùng. LỤA THẬT sẽ đề ở trên nhãn này với nội dung: "100% silk", hoặc "70% silk, 30% cotton"... hoặc các tỷ lệ khác tùy vào việc chất liệu đó có pha bao nhiêu % silk và bao nhiêu % sợi khác. Như thế bạn sẽ biết được sản phẩm mình mua là lụa nguyên chất (100%) hay lụa pha (phối với sợi khác).

Nhãn đính trên một chiếc khăn lụa GISY

Các trang web bán hàng thời trang quốc tế có uy tín đều có thông tin này nằm trong phần mô tả sản phẩm, tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi mua hàng trên Amazon hoặc Aliexpress, rất thường xuyên người bán có thể đề trong mô tả là "silk" hoặc thậm chí "100% silk feel" với "feel" được in cực nhỏ. Các trường hợp này kết hợp với giá bán tương đối mềm, chứng tỏ sản phẩm không phải được dệt từ sợi silk, mà chỉ là giả lụa mà thôi. Để xác định chắc chắn, hãy comment công khai để hỏi người bán sản phẩm có phải là 100% genuine silk. Nếu họ công khai khẳng định thì bạn có thể mua, nhưng hãy kiểm tra bằng các bài test trên sau khi bạn nhận sản phẩm nhé.

Một chiếc áo sơ mi Gucci 100% silk trên Net-a-Porter.com

Một chiếc đầm GISY 100% silk trên dksansangisy.com

Nếu một trang web không có thông tin về thành phần chất liệu hoặc sản phẩm bạn nhận được không có đính nhãn chất liệu, điều đó có nghĩa là nó không được đảm bảo bởi người bán. Lựa chọn mua hay không là tùy ở bạn.

Chúc bạn đọc mua sắm tinh tường, Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi nào, đừng ngại comment bên dưới nhé. Chúng tôi muốn nghe ý kiến của bạn.

DK SANSAN & GISY Team

---

Thích những gì bạn vừa đọc? Hãy để lại email trong ô dưới đây và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết chất lượng nào của LỤA Blog:

 
  • lụa giả lụa thật lụa tơ tằm lụa tơ tằm cao cấp lụa xịn phân biệt silk
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String

Comment

  • Đăng ngày 09/ 09/2020 bởi Punisher vest
    I found this as an informative and interesting post, so I think it is very useful and knowledgeable.
  • Đăng ngày 09/ 09/2020 bởi Mike Rooney
    Excellent article.<a href="https://www.celebsmoviejackets.com/punisher-black-leather-vest">Punisher vest</a>

Comment



Top

Lỗi giao diện: file 'snippets/ab-currency.bwt' không được tìm thấy