Created: by CÔNG TY CỔ PHẦN SLIMMER STYLE

Đây là những thông tin cơ bản dành cho bạn về loại lụa ăn đứt cả “Xá xị Xiêm”, tức lụa của người Thái Lan – Lãnh Mỹ A.

Để có tấm lụa đen bóng, người thợ nhuộm phải nhào nặn thật kỹ rồi hong khô, sau đó tiếp tục nhuộm. cứ thế mất đến 70-80, thậm chí cả trăm lần mới hoàn thiện sản phẩm.

Lãnh Mỹ A là gì ?

Phải là tơ tằm 100%; sau khi được xử lý, dệt theo phương thức thủ công đặc hữu, cho ra những tấm lụa mềm, láng mịn, sau đó được nhuộm trong dung dịch từ trái mặc nưa (Diospyros Mollis). Sau hàng trăm lần, nhuộm rồi phơi- phơi rồi nhuộm, những tấm lụa trắng khoác lên mình sắc đen tự nhiên, mà càng mặc càng lên màu đen bóng, tô lên nét đẹp nền nã và kiêu sa của người mặc

Lãnh Mỹ A đã từng là một trong những thứ đắt tiền nhất chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, quyền quý trong xã hội từ những năm đầu thế kỉ XX. Chỉ có những ông chủ, bà cả lắm tiền, nhiều bạc mới dám mặc thứ vải này mà cũng chỉ mặc vào những dịp quan trọng như lễ tết, đám tiệc hay làm quà biếu khi dựng vợ, gả chồng. Những thiếu nữ, quý bà ngày xưa, có được chiếc áo dài hay bộ bà ba may bằng lãnh Mỹ A là cả một niềm mơ ước. Chiếc quần lãnh đen được nâng niu cất giữ cẩn thận trong tủ như một báu vật.

Lãnh đang được sử lý nhuộm bằng nhựa quả mặc nưa.

Hưng thịnh thứ lụa đen huyền bí – Lãnh Mỹ A

Đến giờ nguồn gốc và tên gọi của lãnh Mỹ A – nổi tiếng ‘’ xứ tầm tang ‘’ nức tiếng xa gần vẫn còn là dấu hỏi lớn.Trải qua bao "cuộc bể dâu", từ một làng nghề trù phú đến chỉ còn vài hộ cầm chừng và giờ đây chỉ duy nhất gia đình ông Tám Lăng còn giữ nghề làm lãnh Mỹ A truyền thống. Cái thứ vải xa xỉ ngày trước vốn chỉ dành cho những chủ cả nhà giàu, giờ đây có cầm tiền muôn bạc vạn, chưa chắc đã mua được.

Theo lời kể của ông Tám Lăng, ngày trước vùng Tân Châu, Phú Tân (An Giang) bạt ngàn ruộng dâu. Nhà nhà nuôi tằm, dệt lụa. Trong trí nhớ của ông, thời đó có đến hơn 250 máy dệt và hơn 80 lò nhuộm hoạt động hết công suất. Trong đó, lãnh Mỹ A trở thành "đặc sản" nức tiếng Nam kỳ lục tỉnh và còn xuất sang Campuchia, Lào... Đó là thứ vải được dệt từ tơ tằm thượng hạng, nhuộm bằng mủ của trái mặc nưa với màu đen huyền đặc trưng nhưng phải qua vô số công đoạn rất cầu kỳ.

Những năm 1950 - 1960 được xem là thời kỳ thịnh nhất của lãnh Mỹ A. Có những ngày, vùng này tiêu thụ hơn 30.000 kg mặc nưa, chở xe tải từ Campuchia về. Chỉ có những ông chủ, bà cả lắm tiền, nhiều bạc mới dám mặc thứ vải này mà cũng chỉ mặc vào những dịp quan trọng như lễ tết, đám tiệc hay làm quà biếu khi dựng vợ, gả chồng.

Thế nhưng, đến những năm 1970, sợi nilon bắt đầu thay cho tơ lụa truyền thống. "Xứ tầm tang" chỉ còn lác đác vài hộ giữ nghề xưa. Gia đình ông Tám cũng từng không ít lần đóng khung dệt lãnh, chuyển sang nghề khác để cầm chừng. "Dân mình thì nghèo còn nilon rẻ, chắc. Chẳng trách lãnh Mỹ A dần lụi tàn. Nhưng mà, thương quá, bỏ không đành. Kinh tế thì lắm lúc trầm bổng. Lúc khó khăn, tôi cũng như nhiều hộ khác, phải tạm dừng nhưng rồi cũng quay lại vì trót thương nó rồi",

Năm 1990, một phụ nữ người Pháp tên Rose tìm đến xứ Tân Châu, mang theo chiếc quần lãnh Mỹ A, gõ cửa từng xưởng dệt để hỏi về loại vải chỉ còn là quá vãng này bởi trong vùng gần như chỉ dệt sợi nilon. Đến khi gặp ông Tám Lăng, cả hai như cá gặp nước. Và Lãnh Mỹ A như một lần nữa hồi sinh.

Lãnh Mỹ A chỉ được phơi bằng ánh nắng mặt trời không được sử lý qua nhiệt.

 

Tại sao lại gọi là Lãnh Mỹ A?

Đến giờ tên gọi lãnh Mỹ A vẫn còn là một bí ẩn nên tạm cho đây là tên riêng của loại vải này. Ngay cả ông Tám Lăng cũng không rõ lãnh Mỹ A xuất hiện từ khi nào, ở đâu và vì sao có tên gọi như vậy. Tuy nhiên, có 3 điểm làm nên lãnh Mỹ A truyền thống, đó là phải làm từ tơ tằm 100%, được dệt bằng phương pháp dệt satin 8 (phương pháp dệt khó nhất trong dệt tơ tằm) và phải nhuộm bằng trái mặc nưa.

Lãnh Mỹ A có những màu gì?

Lãnh Mỹ A chỉ duy nhất màu đen huyền.

Lãnh Mỹ A chỉ duy nhất màu đen huyền, không bao giờ phai màu, dù khi lụa đã rách. Lãnh luôn có một mặt bóng và một mặt mờ. Bề mặt lãnh mịn màng, đen bóng, càng dùng lâu càng trở nên óng ả. Khoác tấm Lãnh Mỹ A huyền bí lên người, bạn sẽ cảm nhận sự mịn màng của thớ lụa, và say với hương thơm mặc nưa dịu dàng, quyến rũ. Bạn cũng sẽ thấy mát rượi vào mùa hè và ấm áp những ngày đông. Đặc biệt, Lãnh Mỹ A mang hiệu ứng của da, của giấy và của lụa trên từng mét vải nên nó còn được gọi với cái tên thân thiết lụa sơn mài.

Ai đã sử dụng lãnh Mỹ A

Bộ trang phục được thực hiện bằng chất liệu lãnh Mỹ A

Năm 2006, Lãnh Mỹ A được nhà thiết kế Võ Việt Chung áp dụng trong loạt áo dài của anh và mang đi trình diễn nhiều nơi như Thượng Hải, Australia, New Zealand... Năm 2016, nhà thiết kế Công Trí tiếp tục sử dụng loại lụa này trong bộ sưu tập các loại váy liền thân dáng suông, váy chữ A, áo vest, áo sweatshirt...

Nguyễn Minh Công - người từng may quốc phục cho hoa khôi Nam Em thi ở Miss Earth 2016 - đánh giá Lãnh Mỹ A là chất liệu mang tính dân tộc, đòi hỏi tay nghề cao của nhà mốt. Anh cùng nhiều nhà thiết kế như Hằng Nguyễn, Huỳnh Tiên... tham dự show thời trang The Dreamers (Những kẻ mộng mơ) với tư cách tác giả của 75 mẫu thiết kế làm từ Lãnh Mỹ A và lụa Tân Châu. Một phần trong bộ sưu tập được bán đấu giá giúp trẻ em nghèo ở nhiều nơi - trong đó có vùng Tân Châu, An Giang.

Điểm ưu Việt của lãnh Mỹ A

Bề mặt lãnh Mỹ A bóng mượt, sóng sánh như '' ngọc đen''

Lãnh Mỹ A là “đặc sản” của Tân Châu - “xứ tầm tang”, được ưa chuộng bởi màu đen huyền bí, bề mặt bóng mượt, sóng sánh như “ngọc đen”.

Lãnh Mỹ A “nịnh mắt” người mặc, người nhìn, khi khoác tấm lãnh Mỹ A lên người sẽ cảm nhận được rõ hơn sự mịn màng của thớ lụa, say mê của hương thơm dịu dàng, quyến rũ. Đặc biệt thứ tơ lụa hảo hạng này giúp người mặc mát rượi vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, chất liệu lụa dai bền không hút nước, mặc càng lâu càng đen bóng, quý phái... Lãnh Mỹ A mang hiệu ứng của da, của giấy và của lụa trên từng mét vải nên nó còn được gọi với cái tên thân thiết - lụa sơn mài. Với những ưu điểm này, thời xưa, bộ quần áo may bằng lãnh Mỹ A là niềm mơ ước của bao thiếu nữ, quý bà, đó cũng là một món quà xa xỉ.

Nguồn: internet

---

DK SANSAN & GISY Team

---

Thích những gì bạn vừa đọc? Hãy để lại email và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ một bài viết chất lượng nào của Lụa Blog:

 

 

 
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String

Comment

Comment



Top

zalo