Created: by CÔNG TY CỔ PHẦN SLIMMER STYLE

Đây là những thông tin cơ bản đầu tiên bạn cần biết về loại vải hữu cơ kỳ diệu nhất mà loài người đã tìm ra- Lụa.

Lụa là gì?

Một chiếc khăn lụa chéo (silk twill) in họa tiết mandala Thổ (nhãn GISY)

Lụa là từ dùng chung để chỉ  loại vải mịn, mỏng được dệt từ tơ.

Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi  con tằm (Bombyx mori), lấy tơ, xe sợi rồi dệt thành vải Lụa. Đây là một nghề có từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Lụa đã từng là một trong những thứ đắt tiền nhất chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Lụa đã được vận chuyển từ Trung Quốc và bán cho các nước phương Tây thông qua Con đường Tơ lụa (Silk Road/ Route)

Tơ "tự nhiên" được tạo ra bởi một loài sâu bướm chứ không phải tằm dâu. Nó được gọi là "tự nhiên" vì người ta không thể nuôi loài sâu bướm này như tằm dâu được. Từ rất xưa, nhiều loại lụa tự nhiên đã được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu, mặc dù không nhiều bằng lụa từ tằm dâu. Ngoài khác nhau về màu sắc và kết cấu, lụa tự nhiên còn có một đặc điểm khác nữa là: bướm nở ra trước có thể làm hỏng các kén khác nên những sợi tơ dài tạo nên các kén đó sẽ bị đứt ra thành nhiều sợi ngắn hơn. Khi nuôi tằm dâu, người ta nhúng các nhộng vào nước sôi trước khi bướm hình thành hoặc xâu từng con một bằng kim nên cả kén còn nguyên sẽ được tháo ra thành một sơi dài liên tục. Nhờ vậy mà vải dệt từ loại tơ này sẽ chắc hơn. Lụa tự nhiên cũng khó nhuộm hơn là lụa từ tơ tằm.

Dâu tằm ở Nghệ An- Việt Nam

Có một vài bằng chứng cho thấy có một lượng ít tơ lụa tự nhiên đã được sản xuất ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông cùng lúc với tơ lụa nuôi cấy từ Trung Hoa nhập tới.

Nguồn: Wikipedia- Một bà lão người Ireland đang quay tơ. Hình chụp vào khoảng năm 1890-1900.

Lụa ra đời như thế nào?

Khái quát lịch sử tơ lụa

Trung Hoa

'Lady, Dragon and Phoenix' ancient Chinese silk painting (476-221 BC)

Một bức tranh cổ của Trung Quốc "Người đàn bà, Rồng và Phượng" niên đại 476-221 TCN

Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 TCN (Trước công nguyên) nhưng chắc chắn là khoảng năm 3000 TCN là đã có.

Một bức tranh cổ Trung Quốc vẽ trên vải lụa về cảnh phụ nữ se tơ làm lụa, đầu thế kỷ XII

Ban đầu, chỉ có vua chúa mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng, sau lan ra đến các vùng khác của Châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa lớn và nó nhanh chóng trở thành một ngành kinh doanh xuyên quốc gia.

Trung Quốc- Long bào lụa tơ tằm của hoàng đế thời Jiaqing (1796-1820) được đấu giá bởi Christie's

Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây, có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm.

Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua Con đường tơ lụa nổi tiếng.

Thương nhân trên Con đường tơ lụa

Bản đồ Con đường Tơ lụa Trung Quốc cũ (Silk Road China)

Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 TCN, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 Sau công nguyên (SCN) và người Ấn Độ khoảng năm 300 SCN.

Việt Nam

Theo thần tích làng Cổ Đô, huyện Ba Vì thì nghề chăn tằm, ươm tơ đã có từ thời vua Hùng Vương thứ VI (khoảng 2000 năm Trước Công nguyên) do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp. Nêu theo đó dân làng vốn giỏi nghề dệt lụa thờ Thiều Hoa làm thành hoàng.

Trong thư tịch thì sách Hán Thư cũng ghi là người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm và còn ghi rõ là "một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm"

Tục ngữ Việt Nam có câu "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" ý nói biết cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài. Còn trong câu "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"  thì "lụa hàng Hà Đông" là để nói về làng Vạn Phúc (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội)  là một làng nghề nổi tiếng dệt lụa lâu đời với nhiều mẫu hoa văn đẹp. Tiếc thay, danh tiếng này của làng lụa Vạn Phúc cũng như nhiều làng nghề dệt lụa khác của Việt Nam ngày nay chỉ còn là dĩ vãng. Rất ít người Việt ngày nay được tiếp cận và sử dụng lụa (silk) thật, không nói đến chuyện sử dụng lụa hàng ngày.

Bài hát phổ biến "Áo lụa Hà Đông" của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa cũng ca ngợi vẻ đẹp của lụa Hà Đông. Bộ phim "Áo lụa Hà Đông", một bộ phim đạt giải "Khán giả bình chọn" ở Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc tháng 10 năm 2006, nói về nét đẹp của áo dài may bằng lụa Hà Đông.

Một gia đình 3 thế hệ mặc áo dài làm từ lụa Hà Đông

Ngoài ra, lụa Lãnh Mỹ A ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cũng được nhiều người biết đến.

.

Trái: Khăn và trang phục làm từ Lãnh Mỹ A (Hanoia)- Phải: Cảnh phơi lụa ở Tân Châu

Đặc tính của Lụa

Đặc tính Vật lý của Lụa:

  • Cấu trúc mặt cắt ngang sợi tơ có hình tam giác với các góc tròn.
  • Vì có hình dạng tam giác nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.
  • Vải lụa cho cảm giác mát mịn trên tay.

Đặc tính Cơ học của Lụa:

  • Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên khỏe nhất, tuy nhiên khi ướt độ chắc giảm còn 20%.
  • Tơ lụa có độ co dãn trung bình hoặc kém.

Đặc tính hóa học của Lụa:

  • Khả năng giữ nước tốt: 11%
  • Độ dẫn điện và dẫn nhiệt kém nên thích hợp cho thời tiết lạnh, tuy nhiên dễ bị dính vào da.
  • Tơ lụa không còn bền khi phơi nhiều dưới nắng.
  • Không tan trong mineral acid.
  • Bị vàng bởi mồ hôi
  • Tan trong sulphuric acid.

Ứng dụng của Lụa

Làm quần áo

Quần áo bằng lụa mặc rất mát với thời tiết nóng và hoạt động nhiều vì lụa dễ thấm mồ hôi, lại ấm trong thời tiết lạnh vì lụa dẫn nhiệt kém. Đây cũng là đặc điểm khiến cho Lụa trở thành nữ hoàng của các loại vải sợi tự nhiên (không một loại vải sợi tự nhiên nào khác có đặc tính này)

DK SANSAN & GISY tự hào sở hữu một bộ sưu tập trang phục lụa tơ tằm 100% silk đa dạng nhất Việt Nam, bạn có thể tìm thấy trong bộ sưu tập này:

Khăn lụa tơ tằm 100% silk

Áo lụa tơ tằm 100% silk

Quần lụa tơ tằm 100% silk

Đầm lụa tơ tằm 100% silk

Đồ lót lụa tơ tằm 100% silk

Áo caftan lụa tơ tằm 100% silk

Quần áo ngủ lụa tơ tằm 100% silk

Đồ phòng ngủ lụa tơ tằm 100% silk

Làm đồ trang trí nội thất

Vì lụa có vẻ đẹp trang nhã, óng ánh nên hay được dùng làm màn, rèm, vỏ chăn, ga giường và vỏ gối. Không chỉ đặc biệt có tác dụng tốt với sức khỏe con người, chăn ga gối lụa tơ tằm từ lâu đã được công nhận là một phương thức làm đẹp cực kỳ hiệu quả cho phụ nữ.

Những ứng dụng bất ngờ khác có lẽ bạn chưa biết

Ngoài dùng để may quần áo và làm thành các đồ thủ công, lụa còn được dùng làm dù (để nhảy), lốp xe đạp và túi đựng thuốc súng.

Áo giáp chống đạn trước kia cũng làm từ lụa cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bằng quá trình xử lý đặc biệt, tơ lụa có thể dùng làm chỉ không hấp thụ trong phẫu thuật. Các thầy thuốc Trung Quốc đã từng sử dụng lụa để làm mạch máu nhân tạo.

Lụa cũng dùng để viết, vẽ (tranh thư pháp, tranh thủy mặc vẽ trên lụa là những món sưu tầm có giá trị)

---

DK SANSAN & GISY Team

---

Thích những gì bạn vừa đọc? Hãy để lại email và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ một bài viết chất lượng nào của Lụa Blog:

 

 
  • lịch sử lụa lụa lụa là gì lụa ra đời lụa tơ tằm lụa tự nhiên nguồn gốc lụa tơ lụa
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String

Comment

Comment



Top

Lỗi giao diện: file 'snippets/ab-currency.bwt' không được tìm thấy