Created: by CÔNG TY CỔ PHẦN SLIMMER STYLE

Từ thời vua Hùng Vương thứ VI ( khoảng 2000 năm TCN ) nười Lạc Việt đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa, sách sử còn ghi ‘’ một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm’’.

Tương truyền rằng tại Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì công chúa Thiều Hoa chính là thành hoàng nghề dệt lụa, nàng đặt tên cho những tấm sợi ấy là “ lụa ‘’, gọi bướm là ‘’ngài’’ và giống sâu cho sợi là ‘’ tằm’’ còn được gọi mãi đến ngày nay cùng trường tồn với các làng nghề truyền thống.

 

                                                              

 

1.Làng lụa Vạn Phúc -Hà Nội.

                        

Làng lụa Vạn Phúc ( Hà Nội ) là một trong những làng lụa có lịch sử lâu đời nhất ở Việt Nam với lịch sử ngàn năm. Sản phẩm lụa tơ tằm của Vạn Phúc thường được chọn để cống tiến cho triều đình may lễ phục cho vua chúa và quan lại. Lụa tơ tằm làng Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn đẹp, tơ mềm – làng lụa được lưu danh từ xưa với câu nói : "Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông".

Bài hát phổ biến "Áo lụa Hà Đông" của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa cũng ca ngợi vẻ đẹp của lụa Hà Đông. Bộ phim "Áo lụa Hà Đông", một bộ phim đạt giải "Khán giả bình chọn" ở Liên hoan phim Busan, Hàn Quốc tháng 10 năm 2006, nói về nét đẹp của áo dài may bằng lụa Hà Đông.

Tiếc thay, danh tiếng này của làng lụa Vạn Phúc nay chỉ còn dĩ vãng, rất ít người Việt được tiếp cận và dử dụng lụa ( silk) thật, không nói đến chuyện sử dụng hàng ngày.

Bài toán kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm chính liều thuốc trợ tử giết chết danh tiếng của làng nghề cổ này, chuyện trộn hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc, người bán không công khai còn người tiêu dùng không nhận định được giá trị thực của lụa tơ tằm – nữ hoàng của các loại vải.

 

 

2.Làng lụa Duy Xuyên – Quảng Nam

                        

Làng lụa Duy Xuyên tại thị xã Hội An tỉnh Quảng Nam Việt Nam có lịch sử trên 300 năm. Lụa tơ tằm của Duy Xuyên đặc biệt mềm mại hơn các làng nghề khác do lá dâu dùng nuôi tằm được hái từ những cây dâu chỉ có trong rừng sâu thuộc tỉnh Quảng Nam.

Những nghệ nhân người Chăm của làng lụa Duy Xuyên vẫn giữ được công nghệ dệt lụa truyền thống độc đáo, đặc biệt các loại hàng mỹ nghệ dệt thêu, những họa tiết thể hiện nét văn hóa truyền thống Chăm Pa vùng Quảng Nam dệt trên khăn quàng.

Đây là làng nghề truyền thống vẫn giữ được nét văn hóa của người Chăm cổ.

 

 

3.Làng nghề lụa Tân Châu – An Giang

                       

Nằm phía Tây Bắc của tỉnh An Giang, làng nghề lụa Tân Châu có lịch sử lâu đời trong ngành sản xuất tơ lụa. Điều đem lại sự khác biệt cho những sản phẩm lụa tơ tằm chính là những phương thức riêng về cách trồng dâu nuôi tằm và công nghệ dệt vải. Điểm khác biệt ở làng lụa Tân Châu chính là khi hái dâu không chỉ hái lá mà cắt tỉa cả cành dâu dể tiện cho tằm kéo kén sau đó mới nuôi tằm. Đây chính là sự khác biệt lớn của Tân Châu so với các làng nghề khác của Việt Nam.

Đặc trưng hơn chính là công nghệ in nhuộm tơ truyền thống của làng Tân Châu, trái mặc nưa là vật liệu chính cho in nhuộm, người ta thêm nước vào đánh cho nhừ trái mặc nưa rồi cho lụa mới vào ngâm nhuộm, qua mười mấy lần ngâm tẩm vào ban đêm và hong phơi vào ban ngày, gam màu của sản phẩm lụa lúc này đã trở nên ổn định, và khâu nhuộm đã hoàn thành.

Họa tiết độc đáo đặc trưng, sản phẩm nhuộm có màu sắc ổn định và khó phai, lại sử dụng vật liệu tự nhiên lại càng khiến cho sản phẩm lừng danh gần xa, trở thành loại lụa dệt tự nhiên được sính chuộng.

4.Làng lụa Nha Xá – Hà Nam

                       

Vào thời nhà Trần, tướng quân Nhân Huệ Vương dừng chân trong một chuyến du ngoại tại vùng đất Nha Xá bên dòng sông Hồng, ngài đã dậy cho người dân cách trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Và làng nghề vẫn được gìn giữ và hoạt động đến bây giờ.

Làng lụa Nha xá nằm trong địa bàn xã Mộc Nam, Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Sản phẩm lụa của làng Nha Xá được biết đến sau lụa Vạn Phúc – Hà Nội bởi sự mềm mại, độ tinh tế và đa phần vẫn còn giữ được nét truyền thống trong nghề dệt thủ công, củ nâu, cánh kiến, lá bàng, lá trầu không là những vật liệu được dùng để nhuộm lụa tơ tằm. Đây cũng chính là điểm được ưa chuộng, tin tưởng về chất lượng và an toàn khi sử dụng.

Lụa Nha Xá vẫn phất lên nhờ khung cửi, con thoi.

5.Lụa Bảo Lộc – Lâm Đồng

                                                             

Những sợi tơ trắng muốt, dải lụa Việt mỏng manh nhưng cũng rất tinh xảo của thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), thủ phủ Dâu tằm tơ (DTT) Việt Nam, đã vươn xa nhiều châu lục, kể cả những thị trường khó tính như Pháp, Italia, Ấn Độ, Nhật Bản… Nguyên liệu được sử dụng là sợi tơ tự nhiên, công nghệ ươm tơ cao cấp (công nghệ dệt của Nhật Bản, in của Hàn Quốc ) và được tạo ra từ bàn tay những thợ dệt lành nghề.

Lụa Bảo Lộc ít được biết đến trong nước do phần lớn những thành phẩm làm ra được xuất khẩu sang các nước như : Nhật Bản, Hàn Quốc, ... mà bỏ trống thị trường nội địa. Lụa Bảo Lộc tốt bậc nhất nhưng người Việt ít có cơ hội sử dụng vì hầu hết sản phẩm loại 1 xuất khẩu đi các nước.

---

DK SANSAN & GISY Team

Thích những gì bạn vừa đọc? Hãy để lại email trong ô dưới đây và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết chất lượng nào của LỤA Blog:

 

 
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String

Comment

Comment



Top

Lỗi giao diện: file 'snippets/ab-currency.bwt' không được tìm thấy