-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ai đang dùng Lụa?
Dậy tằm dệt chăn lụa
Dậy tằm dệt tơ - sáng kiến độc đáo của nghệ nhân Phan Thị Thuận ( Xã Phùng Xa, huyện Mỹ Đức) biến chính con tằm trở thành thợ dệt vải.
Ý tưởng lạ lấy từ đâu?
Trăn trở bao nhiêu ngày đêm bà chợt nghĩ, con tằm cũng chính là một người thợ. Bản thân nó đã tự đan cho mình chiếc kén đẹp hoàn hảo thì tại sao lại không khiến chúng tự dệt nên những tấm chăn bông?
Điều khiển những con tằm dệt tơ theo ý thế nào?
Loài tằm, sau khi được 20 ngày tuổi sẽ bắt đầu nhả tơ, nếu nuôi trong nong, chúng sẽ nương theo vành nong để cuộn kén, nhưng thả ra mặt phẳng không có nơi bấu víu thì chúng buộc phải nhả tơ vào không gian. Điều cốt lõi ấy trong cái nết nhà tằm là cơ sở để bà Thuận thực hiện ý tưởng của mình.
Đem tằm thả vào mặt phẳng, ngày đầu tiên bà phải ngồi canh chúng 24/24h, vì tằm bò lung tung tìm nơi cuộn kén theo bản năng. Khi không tìm được nơi cuộn kén, tơ trong bụng lại quá nặng, chúng mới buộc phải nhả tơ ra ngoài mặt phẳng.
Hàng trăm con tằm cùng nhả tơ, từng sợi tơ cứ thế được xếp chồng lên nhau, đan xen vào nhau kết nên tấm thảm tơ mềm mại, óng ả. Qua 3 ngày nữa, những con tằm nhả hết tơ trong bụng thì tấm thảm tơ cũng được dệt xong.
Đem tấm thảm tơ ấy đi tẩy theo kỹ thuật truyền thống sẽ được một tấm chăn tơ mềm xốp như mây trời mùa hạ, mát như gió núi ban mai. Bà Thuận cho biết, tất cả kỹ thuật, tinh túy nghề nghiệp chính là ở công đoạn tẩy, bởi nếu không biết cách làm, thì tấm thảm tơ kia dù giá trị mấy cũng chỉ là đồ bỏ đi mà thôi.
Biết cách làm thì chăn tơ mới xốp, mới không bị vón cục, co ngót hay xê dịch. Kỹ thuật tẩy ấy vừa là bí quyết gia truyền vừa là kinh nghiệm mà quá nửa đời làm nghề bà mới đúc kết được.
Song nói như vậy cũng không có nghĩa là những công đoạn khác là dễ dàng. Bà Thuận cho biết thêm, trung bình trong ruột mỗi con tằm chứa sợi tơ dài 400 – 550m. Để nhả được hết tơ, con tằm phải đứng ở chân sau, ngoái cổ rút ruột đến hàng vạn lần. Vì vậy phải tính toán khoảng cách, bố trí hợp lý số lượng tằm trên mặt phẳng, đảm bảo cho tấm thảm được “dệt đều tay”.
Trung bình mất 4 ngày để hoàn thiện được tấm thảm tơ và trong 4 ngày đó, người thợ gần như không ngủ. Bởi phải vừa trông tằm, vừa kịp thời nhặt những con tằm chết, tằm hết tơ ra ngoài, nếu không chúng sẽ bị tơ của con khác “chôn”.
Nhớ lại những tháng ngày đầu mới thử nghiệm, bà Thuận không thể nào quên những đêm dài chong đèn thao thức bên nong tằm. Hai năm thử nghiệm, mỗi năm 8 lứa, mỗi lứa 4 ngày, tổng cộng 64 đêm ròng rã không ngủ của bà mới cho ra được một công nghệ độc nhất vô nhị trên thế giới.
Nguồn : giadinh.net.vn
Điều làm nên sự khác biệt của chăn do tằm tự dệt.
Ruột chăn tơ tằm tự dệt là tấm ruột nguyên khối, liên kết hoàn toàn tự nhiên do hàng vạn con tằm cùng nhả tơ trên một mặt phẳng. Với bí quyết và kinh nghiệm của mình, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho tằm tự dệt ra tấm chăn bền chắc, độ đồng đều cao, chất lượng tơ hoàn hảo mà con người không thể thực hiện được. Hơn nữa, tấm vỏ chăn được may từ lụa tơ tằm trơn một cách tỉ mỉ, nhuộm màu với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho da và mang đến cho bạn giấc ngủ tốt nhất.
Khác với những loại chăn thường có trên thị trường thường chỉ có 3 đặc tính sau :
(1) chỉ có vỏ chăn được may bằng vài tơ tằm với ruột bông cotton
(2) ruột chăn bằng bông tơ tằm, vỏ chăn bằng vải cotton hay lụa nhân tạo.
(3) vỏ chăn và ruột chăn đều là tơ tằm.
Giá thành sản phẩm
Chăn hai lớp có giá 10 triệu đồng
Chăn một lớp bán 5 triệu đồng/chiếc.
Chúng tôi hi vọng những điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng sản phẩm lụa tơ tằm và tìm mua được những sản phẩm lụa tốt và xứng đáng nhất.
---
DK SANSAN & GISY Team
---
Thích những gì bạn vừa đọc? Hãy để lại email trong ô dưới đây và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết chất lượng nào của LỤA Blog:
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String